Lý thuyết Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

    1. Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành

    - Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất,… để thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành. 

    - Nội quy thực hành:

    + Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.

    + Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.

    + Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm.

    + Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

    + Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị.

    + Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành.

    + Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.

    + Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc hóa chất.

    2. Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

    - Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành giúp chúng ta chủ động phòng tránh và giảm thiểu các nguy hiểm.

    - Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết.

    3. Giới thiệu một số dụng cụ đo

    - Dụng cụ đo là các dụng cụ dùng để đo các đại lượng vật lí của một vật thể (kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ,…)

    - Cần chọn dụng cụ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với vật cần đo và phải tuân thủ quy tắc đo của dụng cụ đó.

    4. Kính lúp và kính hiển vi quang học

    - Kính lúp:

    + Cấu tạo: Mặt kính, khung kính, tay cầm (giá đỡ).

    + Cách sử dụng: Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.

    - Kính hiển vi: Độ phóng đại 40-3000 lần.

    + Cấu tạo: 4 hệ thống chính là giá đỡ, phóng đại, chiếu sáng và điều chỉnh.

    + Cách sử dụng;

    Bước 1: Chuẩn bị kính.

    Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng.

    Bước 3: Quan sát mẫu vật bằng cách đặt tiêu bản lên mâm kính, điều chỉnh ốc sơ cấp và vi cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong.

    Xemloigiai.com

    KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

    Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo (CTST), giúp soạn Khoa học tự nhiên 6 hay nhất, đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6

    PHẦN MỞ ĐẦU

    CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

    CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT

    CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

    CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

    CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT

    CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

    CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

    CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

    CHỦ ĐỀ 9: LỰC

    CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG

    CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

    Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp