Lý thuyết Lực từ - Cảm ứng từ

Để dễ dàng khảo sát và đo đạc lực từ, trước hết ta khảo sát trong một từ trường đều.

    LỰC TỪ - CẢM ỨNG TỪ

    I. Lực từ

    Để dễ dàng khảo sát và đo đạc lực từ, trước hết ta khảo sát trong một từ trường đều.

    1. Từ trường đều

    - Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.

    Từ trường đều có thể được tạo thành giữa hai cực của một nam châm hình chữ U.

    2. Xác định lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện

    Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với đoạn dây dẫn, có độ lớn phụ thuộc vào từ trường và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

    II. Cảm ứng từ

    1. Khái niệm

    Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.

    B = \(\dfrac{F}{Il}\)

    2. Đơn vị cảm ứng từ

    Trong hệ SI, đơn vị cảm ứng từ B là tesla (T). Trong công thức (20.2), F đo bằng niutơn (N), I đo bằng ampe (A) và l đo bằng mét (m).

    3. Vectơ cảm ứng từ

    Người ta biểu diễn cảm ứng từ bằng một vectơ gọi là vectơ cảm ứng từ, ký hiệu là \(\overrightarrow{B}\)

    Vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) tại một điểm:

    -Có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó;

    -Có độ lớn bằng: B = \(\frac{F}{Il}\)       

    4. Biểu thức tổng quát của lực từ

    Lực từ \(\overrightarrow F \) tác dụng lên đoạn dây dẫn l mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, tại đó có cảm ứng từ là \(\overrightarrow B \)

    + Có điểm đặt tại trung điểm của l .

    + Có phương vuông góc với \(\overrightarrow l \) và  \(\overrightarrow B \)

    + Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái

    + Có độ lớn là \(F = BIl\sin \alpha \) với \(\alpha  = \left( {\overrightarrow B ,\overrightarrow l } \right)\) 

    5. Chú ý

    Tương tự điện trường từ trường cũng tuân theo nguyên lí chồng chất từ trường:

    Giả sử hệ có n nam châm (hay dòng điện). Tại điểm M, từ trường chỉ của nam châm thứ nhất là \(\overrightarrow{B_{1}}\), từ trường chỉ của nam châm thứ hai là \(\overrightarrow{B_{2}}\),…từ trường chỉ của nam châm thứ n là \(\overrightarrow{B_{n}}\). Gọi \(\overrightarrow{B}\) là từ trường của hệ tại M thì:

    \(\overrightarrow{B}=\overrightarrow{B_{1}}+\overrightarrow{B_{2}}+...+\overrightarrow{B_{n}}\).

    Sơ đồ tư duy về Lực từ - Cảm ứng từ

    SGK Vật lí lớp 11

    Giải bài tập vật lý lớp 11 đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề vật lý SGK lớp 11 giúp để học tốt vật lý 11, luyện thi THPT Quốc gia

    CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

    CHƯƠNG II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

    CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

    ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

    CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG

    CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

    CHƯƠNG VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

    CHƯƠNG VII. MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 11

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm