Lý thuyết Lực hấp dẫn KHTN 6 Cánh diều

Lý thuyết Lực hấp dẫn KHTN 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

    LỰC HẤP DẪN

    I. Lực hấp dẫn

    - Không chỉ Trái Đất hút các vật mà mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. Lực hút này được gọi chung là lực hấp dẫn.

    - Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật. Cùng một vật đặt trên các thiên thể khác nhau sẽ chịu lực hấp dẫn khác nhau.

    Vị trí đặt vật

    Khối lượng vật

    Trọng lượng vật

    Trái Đất

    1 kg

    9,8 N

    Mặt Trăng

    1 kg

    1,7 N

    Hỏa tinh

    1 kg

    3,6 N

    II. Khối lượng và trọng lượng

    1. Khối lượng

    - Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.

    - Ví dụ: Trên hộp sữa có ghi “Khối lượng tịnh 500g” là chỉ lượng sữa chứa trong hộp.

    2. Trọng lượng

    - Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

    - Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N), kí hiệu là P.

     Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N

    Trọng lượng của quả cân 1 kg là 10 N.

    - Trọng lượng của một vật trên Trái Đất là: P = 10m với m là khối lượng của vật, đơn vị là kg.

    *Mở rộng:

    - Vùng không gian trong đó các vật chịu tác dụng của lực gọi là trường lực. Trường hấp dẫn là trường lực bao quanh mỗi vật. Cường độ trường hấp dẫn = trọng lượng/khối lượng

    - Cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Hỏa tinh nhỏ hơn 3 lần so với cường độ trường hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất.

    - Khối lượng của vật không đổi cho dù ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ nhưng trọng lượng thì thay đổi theo lực hấp dẫn tác dụng vào nó.

    III. Đặc điểm biến dạng của lò xo

    - Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó:

    \(\Delta l = l - {l_0}\)

    - Độ biến dạng của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo:

    \(\dfrac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\)

    - Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, ta thấy lò xo tác dụng lên tay ta một lực. Lực này gọi là lực đàn hồi của lò xo. Lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

    - Mỗi lò xo đều có một giới hạn đàn hồi nhất định. Vượt quá giá trị giới hạn này lò xo sẽ không thể trở về hình dạng ban đầu nữa (lò xo bị hỏng).

    Sơ đồ tư duy về lực hấp dẫn - KHTN 6 - Cánh diều



    KHTN lớp 6 - Cánh Diều

    Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh Diều (CD), giúp soạn Khoa học tự nhiên 6 hay nhất, đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6

    Phần 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo

    Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất

    Phần 3: Vật sống

    Phần 4: Năng lượng và sự biến đổi

    Phần 5: Trái đất và bầu trời

    Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

    Chủ đề 2: Các phép đo

    Chủ đề 3: Các thể của chất

    Chủ đề 4: Oxygen không khí

    Chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

    Chủ đề 6: Hỗn hợp

    Chủ đề 7 : Tế bào

    Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

    Chủ đề 9: Lực

    Chủ đề 10: Năng lượng

    Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời, mặt trăng; hệ mặt trời và ngân hà

    Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp