Lý thuyết Đo nhiệt độ KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Lý thuyết Đo nhiệt độ KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

    ĐO NHIỆT ĐỘ

    I. Đo nhiệt độ

    - Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật người ta dùng khái niệm nhiệt độ. Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.

    => Nhiệt độ là số đo mức độ nóng, lạnh của một vật.

    - Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi là 1000C. Khoảng cách giữa chúng được chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 10C.

    - Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là 0C.

    - Ngoài ra, ở một số nước người ta đo nhiệt độ theo độ Fa-ren-hai, kí hiệu là 0F. Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nước đang sôi là 2120F (có 180 khoảng chia).

    - Cách quy đổi từ  0C sang 0F:

    \(t{(^0}F) = \left[ {t{(^0}C).1,8} \right] + 32\)

    Ví dụ: \({25^0}C = 25.1,8 + 32 = {77^0}F\)

    *Mở rộng:

    Một số nhiệt độ theo thang nhiệt độ Xen-xi-út:

    Đối tượng

    Nhiệt độ (0C)

    Nhiệt độ tự nhiên thấp nhất trên Trái Đất

    -89

    Nước đá đang tan

    0

    Nhiệt độ cơ thể người (thân nhiệt)

    37

    Sa mạc Lút ở I-ran, nơi nóng nhất Trái Đất

    71

    Nhiệt độ cao nhất của một ngọn nến

    1027

    Nhiệt độ tại bề mặt Mặt Trời

    5500

    II. Dụng cụ đo nhiệt độ

    1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

    - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra.

    - Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.

    2. Các loại nhiệt kế

    - Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.

    - Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế hồng ngoại, …

    III. Sử dụng nhiệt kế y tế

    1. Nhiệt kế y tế thủy ngân

    Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

    Bước 2: Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống

    Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

    Bước 4: Chờ khoảng 2 – 3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

    2. Nhiệt kế y tế điện tử

    Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế

    Bước 2: Bấm nút khởi động

    Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi

    Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

    Bước 5: Tắt nút khởi động

    * Ngoài ra, ngày nay người ta còn dùng trong y tế các loại nhiệt kế như:

    - Nhiệt kế đổi màu: chỉ cần dán một băng giấy nhỏ có phủ một lớp chất đổi màu theo nhiệt độ lên trán người bệnh là có thể biết được nhiệt độ cơ thể của họ.

    - Nhiệt kế hiện số: là loại nhiệt kế mà số chỉ nhiệt độ cần đo hiện ngay trên màn hình.

     

    Video mô phỏng các loại nhiệt kế

     

     


     

    Sơ đồ tư duy về đo nhiệt độ - KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

    KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức

    Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (KNTT), giúp soạn Khoa học tự nhiên 6 hay nhất, đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6

    Chương I: Mở đầu về khoa học tự nhiên KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Chương II : Chất quanh ta KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Chương III : Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liêu, lương thực - thực phẩm thông dụng KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Chương IV : Hỗn hợp. tách chất ra khỏi hỗn hợp KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Chương V: Tế bào KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Chương VI: từ Tế bào tới cơ thể KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Chương VII: Đa dạng thế giới sống KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Chương VIII: Lực trong đời sống KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Chương IX: Năng lượng KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Chương X: Trái đất và bầu trời KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp