Giải mục II trang 13, 14 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều

a) Viết tập hợp A, B bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp. Các mệnh đề sau có đúng không? Chứng tỏ rằng E = G.

    Hoạt động 4

    Cho hai tập hợp:

    \(A = \{ x \in \mathbb{Z}| - 3 < x < 3\} ,\)\(B = \{ x \in \mathbb{Z}| - 3 \le x \le 3\} \)

    a) Viết tập hợp A, B bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

    b) Mỗi phần tử của tập hợp A có thuộc tập hợp B không?

    Lời giải chi tiết:

    a) \(A = \{  - 2; - 1;0;1;2\} \)

    \(B = \{  - 3; - 2; - 1;0;1;2;3\} \)

    b) Mỗi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B.


    Luyện tập – Vận dụng 2

    Cho hai tập hợp:

    \(A = \{ n \in N|n\)chia hết cho 3},

    \(B = \{ n \in N|n\)chia hết cho 9}.

    Chứng tỏ rằng \(B \subset A.\)

    Phương pháp giải:

    Lấy một phần tử bất kì của tập hợp B, chứng minh phần tử đó thuộc A.

    Lời giải chi tiết:

    Lấy n bất kì thuộc tập hợp B.

    Ta có: n chia hết cho 9 \( \Rightarrow n = 9k\;\;(k \in \mathbb{N})\)

    \( \Rightarrow n = 3.(3k)\;\; \vdots \;3\;\;(k \in \mathbb{N})\)

    \( \Rightarrow n \in A\)

    Như vậy, mọi phần tử của tập hợp B đều là phần tử của tập hợp A hay \(B \subset A.\)


    Hoạt động 5

    Cho hai tập hợp:

    \(A = \{ 0;6;12;18\},\)

    \(B = \{ n \in N|\, n \le 18\) và n là bội của 6}.

    Các mệnh đề sau có đúng không?

    a) \(A \subset B.\)

    b) \(B \subset A.\)

    Phương pháp giải:

    a) Các số 0;6;12;18 đều là các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 18 và là bội của 6. Do đó \(A \subset B\) đúng. 

    b) Các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 18 và là bội của 6 là: 0; 6; 12; 18 (đều thuộc tập A). Do đó \(B \subset A\) đúng. 

    Lời giải chi tiết:

    a) Nếu n là bội chung của 2 và 3 thì n là bội của 6, hay \(n \in B\)

    Vậy mệnh đề \(A \subset B\) đúng.

    b) Nếu n là bội 6 thì n vừa là bội của 2 vừa là bội của 3.

    Do đó n là bội chung của 2 và 3 hay \(n \in A\).

    Vậy mệnh đề \(A \subset B\) đúng.


    Luyện tập – vận dụng 3

    Cho hai tập hợp:

    \(E = \{ n \in N|n\) chia hết cho 3 và 4}, và \(G = \{ n \in N|n\) chia hết cho 12}.

    Chứng tỏ rằng E = G.

    Phương pháp giải:

    Ta chứng minh \(E \subset G\) và \(G \subset E\).

    Chỉ ra mọi phần tử của tập hợp E đều là phần tử của tập hợp G và ngược lại.

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    n chia hết cho 3 và 4 \( \Leftrightarrow \)n chia hết cho 12 (do (3,4) =1)

    Do đó: nếu n là phần tử của tập hợp A thì n cũng là phần tử của tập hợp B và ngược lại.

    Hay mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B và ngược lại.

    Vậy \(E \subset G\) và \(G \subset E\) hay E = G.

    SGK Toán 10 - Cánh diều

    Để học tốt SGK Toán 10 - Cánh diều, loạt bài giải bài tập SGK Toán 10 - Cánh diều đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

    Giải Toán 10 tập 1 - Cánh diều

    Giải Toán 10 tập 2 - Cánh diều

    Chương I. Mệnh đề toán học. Tập hợp

    Chương II. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

    Chương III. Hàm số và đồ thị

    Chương IV. Hệ thức lượng trong tam giác. Vectơ

    Chương V. Đại số tổ hợp

    Chương VI. Một số yếu tố thống kê và xác suất

    Chương VII. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

    Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp