Dòng mạch gỗ

Cấu tạo mạch gỗ, thành phần và động lực đẩy của dòng mạch gỗ

    DÒNG MẠCH GỖ

    Dòng mạch gỗ (còn gọi là dòng đi lên) vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến là và những phần khác của cây.

    1. Cấu tạo của mạch gỗ

    Trong thân thực vật có mạch gỗ, gồm các tế bào chết. Mạch gỗ có 2 loại là quản bào và mạch ống.

    - Hình thái cấu tạo

       + Quản bào là các tế bào hình dài, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau

       + Mạch ống là các tế bào ngắn, có vách hai đầu đục lỗ.

    - Đặc điểm cấu tạo

       + Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ giúp dòng chất được vận chuyển qua các tế bào

       + Vách thứ cấp được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.

    - Cách sắp xếp của quản bào và mạch ống

       + Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia tạo thành những ống dài từ rễ lên lá.

       + Các tế bào khác loại nối với nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang.

    2. Thành phần của dịch mạch gỗ

    Dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước, ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (axit amin, amit, vitamin, hoocmôn như xitôkinin, ancalôit...) được tổng hợp ở rễ.

    3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ

    Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được theo chiều ngược với chiều trọng lực từ rễ lên đỉnh những cây gỗ cao? Điều đó là nhờ 3 lực:

    a. Lực đẩy (áp suất rễ)

    Sự trao đổi chất của rễ đã tạo ra các chất làm tăng nồng độ trong tế bào do đó tăng sự hút nước.

    Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa đều do áp suất rễ gây nên.

    b. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

    Quá trình thoát hơi nước ở lá làm cho nước ở lá luôn bị mất gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên trong tế bào, do đó làm động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ. Thoát hơi nước là động lực chủ yếu của sự hút nước vào rễ.

    c. Lực kiên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

    Nhờ có lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo thành cột nước đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục trong cây.

    Xemloigiai.com

    SGK Sinh lớp 11

    Giải bài tập Sinh lớp 11 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề Sinh học SGK lớp 11 giúp để học tốt sinh học 11, luyện thi THPT Quốc gia

    CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

    CHƯƠNG II. CẢM ỨNG

    CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

    CHƯƠNG IV. SINH SẢN - SINH HỌC 11

    A - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

    B - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

    A - Cảm ứng ở thực vật

    B - Cảm ứng ở động vật

    A - Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

    B - Sinh trưởng và phát triển ở động vật

    A - Sinh sản ở thực vật

    B - Sinh sản ở động vật

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm