Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 8 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 8 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

    Đề bài

    I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

    Câu 1. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

    A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch

    B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự

    C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục

    D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế

    Câu 2. Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) do Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích gì?

    A. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực

    B. Duy trì hòa bình an ninh của khu vực Đông Nam Á.

    C. Giúp các nước Đông Nam Á xây dựng đất nước.

    D. Đảm bảo ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản ở khu vực

    Câu 3. Các quốc gia nào là những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967?

    A. Thái Lan, Indonexia, Xingapo, Malaysia, Philippin

    B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Indonexia

    C. Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma

    D.  Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo

    Câu 4. Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, Indonexia và Miến Điện đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào

    A. Ủng hộ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

    B. Ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

    C. Hòa bình, trung lập, không tham gia các khối quân sự của đế quốc.

    D. Đứng về phía Mĩ, tham gia vào khối SEATO

    Câu 5. Nội dung nào sau đây không minh chứng cho sự phát triển kinh tế của nhóm các nước sáng lập ASEAN sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại?

    A. Xingapo trở thành “con rồng” kinh tế châu Á.

    B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan là 11,4% (1987 – 1990).

    C. Malaixia có tốc độ tăng trưởng 6,3%/năm (1965 – 1983).

    D. Mâu thuẫn giữa các nước Đông Dương với ASEAN chuyển biến tích cực.

    Câu 6. Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc cơ bản nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

    A. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

    B. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

    C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia

    D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội

    II. TỰ LUẬN (4 điểm)

    Em hãy nêu tình hình Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?

    Lời giải chi tiết

    ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

    I. TRẮC NGHIỆM

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    D

    A

    A

    C

    D

    C

    Câu 1.

    Phương pháp: sgk trang 25.

    Cách giải:

    Từ năm nước sáng lập ban đầu đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hơp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng nhau phát triển phồn vinh.

    Chọn: D

    Câu 2.

    Phương pháp: sgk trang 21.

    Cách giải:

    Tháng 9-1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực

    Chọn: A

    Câu 3.

    Phương pháp: sgk trang 23.

    Cách giải:

    Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Thái Lan, Indonexia, Xingapo, Malaysia, Philippin.

    Chọn: A

    Câu 4.

    Phương pháp: sgk trang 22.

    Cách giải:

    Trong thời kì chiến tranh lạnh, Indonexia và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.

    Chọn: C

    Câu 5.

    Phương pháp: sgk trang 24, suy luận.

    Cách giải:

    - Các đáp án A, B, C: là chuyển biến kinh tế của các nước sáng lập ASEAN sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại.

    - Đáp án D: là nhân tố thúc đẩy ASEAN mở rộng thành viên.

    Chọn: D

    Câu 6.

    Phương pháp: sgk trang 24, loại trừ.

    Cách giải:

    Hiệp ước Bali (2-1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước bao gồm:

    - Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

    - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

    - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.

    - Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

    - Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

    Chọn: C

    II. TỰ LUẬN 

    Phương pháp: sgk trang 21 - 22

    Cách giải:

    - Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 11 nước với số dân 536 triệu người (2002)

    - Tháng 8/1945 ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân:

     + Ngày 17/8/1945 nhân dân In - đô - nê - xi - a tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa In - đô - nê - xi -a. Ngày 19/8/1945 nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền lập nên nước Việt Nam DCCH. Ngày 12/10/1945 tuyên bố Lào là 1 vương quốc độc lập có chủ quyền

     + Nhân dân các nước Mã Lai, Miến Điện và Philipin đều nổi dậy đấu tranh chống ách chiếm đóng của phát xít Nhật

    - Nhưng ngay sau đó nhiều dân tộc Đông Nam Á lại phải cầm súng tiến hành các cuộc kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc: Indonexia, Việt Nam…

    - Từ những năm 50 trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực

    + Tháng 9/1954: Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự ở Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào GPDT trong khu vực

    => Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng sang hai nước Lào và Campuchia

    + Thời kì này Indonexia và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc

    - Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

    Xemloigiai.com

    SGK Lịch sử lớp 9

    Giải bài tập lịch sử lớp 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập lịch sử 9 giúp để học tốt môn lịch sử 9

    PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

    PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

    Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

    CHƯƠNG II. CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ - LATINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

    CHƯƠNG III. MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

    CHƯƠNG IV. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

    CHƯƠNG V. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

    CHƯƠNG I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG II. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939

    CHƯƠNG III. CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

    CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

    CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954

    CHƯƠNG VI. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

    CHƯƠNG VII. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật