Báo cáo thực hành: Tính chất của gluxit

1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm...

    Đề bài

    I. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozo với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

    Cho vài giọt dung dịch bạc nitrat vào dung dịch amoniac đựng trong ống nghiệm, lắc nhẹ. Sau đó, cho tiếp 1 ml dung dịch glucozo vào, lắc khẽ, rồi đun nóng nhẹ trên ngọn lửa (hoặc đặt vào cốc nước nóng). Quan sát và ghi chép các hiện tượng xảy ra.

    II. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozo, saccarozo, tinh bột

    Có ba dung dịch glucozo, saccarozo và hồ tinh bột (loãng), đựng trong ba lọ được đánh số ngẫu nhiên (1,2,3). Lấy mỗi dung dịch 1 – 2 ml vào các ống nghiệm có đánh số tương ứng. Sau đó tiến hành thí nghiệm sau:

    Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch iot vào ba dung dịch trong ba ống nghiệm. Quan sát và ghi chép các hiện tượng xảy ra. Để riêng lọ đựng dung dịch đã nhận biết được. Lấy hai ống nghiệm đánh số tương ứng với hai lọ dung dịch còn lại. Cho vào mỗi ống nghiệm 3ml dung dịch amoniac, thêm tiếp 3 giọt dung dịch AgNO3 vào và lắc mạnh. Tiếp tục cho vào mỗi ống nghiệm trên 3 ml dung dịch đựng trong lọ tương ứng rồi ngâm ống nghiệm trong cốc nước nóng.

    Quan sát và ghi chép các hiện tượng xảy ra.

    Lời giải chi tiết

    1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

    + Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.

    + Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic \(C_6H_{12}O_7\).

    + PTHH: \(C_6H_{12}O_6 + Ag_2O → C_6H_{12}O_7 + 2Ag\).

    \(Ag_2O\) thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.

    2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.

    - Bước 1: Cho 3 mẫu thử chứa các dung dịch glucozơ, saccarozơ, tinh bột lần lượt tác dụng với dung dịch iot

    + Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra

    + Giải thích: Iot làm xanh hồ tinh bột

    - Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3

    + Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ

    + PTHH: \({C_6}{H_{12}}{O_6} + A{g_2}O \to {C_6}{H_{12}}{O_7} + 2{\rm{A}}g\)

    + Giải thích: Glucozơ có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozơ thành axit gluconic và tạo kết tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.

    Xemloigiai.com

    SGK Hóa lớp 9

    Giải bài tập hóa học lớp 9 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 9 giúp để học tốt hóa học 9

    CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

    Đề thi giữa học kì - Hóa học 9

    CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG 3: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

    CHƯƠNG 4: HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU

    CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật