A. Hoạt động thực hành - Bài 15C: Những người lao động

Giải bài 15c: Những người lao động phần hoạt động thực hành trang 166, 167 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu

    Câu 1

    Gọi tên và nói về nghề nghiệp của những người trong các bức ảnh sau đây:


    Phương pháp giải:

    Bác thợ xây – xây nhà

    Lời giải chi tiết:

    Tranh 1: Bác thợ xây – xây nhà

    Tranh 2: Bác nông dân – chăm sóc lúa, làm ra hạt thóc, hạt gạo

    Tranh 3: Người công nhân – làm ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống

    Tranh 4: Bác sĩ – Khám, chữa bệnh


    Câu 2

    Điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp trong bảng nhóm:

    a. Chỉ những người trong gia đình: M: cha, mẹ,...

    b. Chỉ những người làm việc trong trường học: M: cô giáo,...

    c. Chỉ các nghề nghiệp: M: công nhân,...

    d. Chỉ các dân tộc anh em: M: Tày, Thái,...

    Phương pháp giải:

    Em dựa vào phần gợi ý bên cạnh để hoàn thiện bài tập.

    Lời giải chi tiết:

    a. Chỉ những người trong gia đình: cha, mẹ, anh, chị, em, ông, bà, chú, bác, cô, dì,…

    b. Chỉ những người làm việc trong trường học: cô giáo, thầy giáo, hiệu trưởng, bảo vệ, lao công, thủ thư, ….

    c. Chỉ các nghề nghiệp: công nhân, nông dân, kĩ sư, bác sĩ, giáo viên, luật sư, nhà báo, nhà văn,…

    d. Chỉ các dân tộc anh em: Tày, Thái, Nùng, Mường, Kinh, Dao,…


    Câu 3

    Tìm các thành ngữ, tục ngữ, ca dao và viết vào vở hoặc bảng nhóm theo mẫu:

    a) Quan hệ gia đình

    b) Quan hệ thầy trò

    c) Quan hệ bạn bè

    M: Chị ngã em nâng

    M: Không thầy đố mày làm nên

    M: Học thầy không tày học bạn

     

    Phương pháp giải:

    Em đọc kĩ và tìm các thành ngữ, tục ngữ, ca dao đúng chủ đề

    Lời giải chi tiết:

    a) Quan hệ gia đình

    b) Quan hệ thầy trò

    c) Quan hệ bạn bè

    Chị ngã em nâng; Anh em như thể chân tay/Rách lành đùm bọc dở hay  đỡ đần; Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra; Máu chảy ruột mềm; Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

     

    Không thầy đố mày  làm nên; Kính thầy yêu bạn; Tôn sư trọng đạo; Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

     

    Học thầy không  tày học bạn; Buôn có bạn, bán có phường; Bán anh em xa, mua láng giềng gần; Thua trời một vạn không bằng thua bạn một li

     


    Câu 4

    Viết vào vở các từ ngữ miêu tả hình sáng của người

    a) Miêu tả mái tóc

    b) Miêu tả đôi mắt

    c) Miêu tả khuôn mặt

    d) Miêu tả làn da

    e) Miêu tả vóc dáng

    Phương pháp giải:

    a) óng mượt

    b) đen láy

    c) bầu bĩnh

    d) trắng hồng

    e) dong dỏng

    Lời giải chi tiết:

    a) Miêu tả mái tóc: Đen mượt, bạc phơ, óng ả, xơ xác, dày dặn

    b) Miêu tả đôi mắt: long lanh, một mí, hai mí, bồ câu, tinh anh, trầm buồn, đục mờ

    c) Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, vuông vức, vuông chữ điền, phúc hậu, bầu bĩnh

    d) Miêu tả làn da: mịn màng, trắng hồng, bánh mật, căng bóng, nhăn nheo, thô ráp

    e) Miêu tả vóc dáng: vạm vỡ, thon thả, thanh tú, dong dỏng, lùn tịt, thấp bé, nho nhã


    Câu 5

    Viết vào vở đoạn văn (khoảng 5 câu) miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết.

    Phương pháp giải:

    Em quan sát hình dáng của bạn, chỉ ra những nét tiêu biểu trong ngoại hình của bạn rồi viết lại theo một trình tự nhất định.

    Lời giải chi tiết:

           Mẹ em chẳng mang vóc người thon thả như những người phụ nữ cùng thời khác, mẹ có dáng người đậm, chắc khỏe. Trong nhà chẳng việc gì mà mẹ không làm được cả, thậm chí cả những việc mà chỉ có đàn ông mới làm như bê vác đồ nặng, sửa chữa đồ đạc trong nhà,… Mỗi lần nhìn thấy mẹ oằn mình giơ vai vác từng bao thóc, bao gạo em chợt thấy sống mũi cay cay, chỉ mong có thể lớn thật nhanh để bảo vệ mẹ. Mẹ có nước da sậm màu, rám nắng vì đã từng trải qua nhiều gió bão, nắng mưa của cuộc đời. Mái tóc dài, đen và mượt của mẹ lúc nào cũng được búi gọn gàng về phía sau. Mỗi lần vất vả làm việc từng sợi tóc rủ xuống, mồ hôi mướt mát khiến tóc dính lại về hai phía, em sẽ chạy lại lấy cho mẹ một chiếc khăn để lau mặt.


    Câu 6

    Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé


    Phương pháp giải:

    - Khi tả, em có thể tả ngoại hình rồi tả hoạt động, cũng có thể kết hợp tả ngoại hình lẫn hoạt động nhưng phải chú trọng tả hoạt động là nội dung chính của bài.

    - Hoạt động của bạn nhỏ có thể là học tập, vui chơi, giúp đỡ gia đình. Hoạt động của em bé ở độ tuổi tập đi, tập nói có thể là tập đi, tập nói, ăn uống, chơi nghịch, làm nũng cha mẹ,…

    Lời giải chi tiết:

    A. Mở bài

    - Giới thiệu về em bé đó

    - Đối với em, em bé đó có quan hệ gì?( là em hay cháu?)

    B. Thân bài

    - Tả sơ qua về hình dáng

    +Mấy tuổi: 2 tuổi

    +Hình dáng: Bụ bẫm, đáng yêu

    +Nước da: Trắng hồng

    +Tóc: Lơ thơ vài sợi tóc tơ

    +Mắt: Đôi mắt to tròn, linh động, đen lay láy

    - Tả hoạt động

    +Những bước đi chập chững, đáng yêu

    +Thích nũng nịu với mẹ và những người thân trong nàh, nhưng ở bên những người khác thì lại bày ra dáng vẻ rất tự lập

    +Thích chơi búp bê, thích nghịch đồ chơi

    +Tối nào đi ngủ cũng phải ôm gấu bông mới có thể ngủ ngon

    C. Kết bài

    - Tình cảm của em đối với em bé


    Câu 7

    Dựa vào dàn ý đã lập, viết đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé

    Phương pháp giải:

    Em làm theo yêu cầu bài tập, bám sát vào dàn ý đã lập để viết bài.

    Lời giải chi tiết:

               “ba…ba…ba” vừa về đến nhà em đã nghe thấy giọng nói lanh lảnh của Bống. Bống là em gái của em. Năm nay Bống mới 2 tuổi. Dáng người bụ bẫm, dễ thương. Chỉ cần nhìn thấy Bống là mộ người sẽ lập tức muốn ôm em ấy vào lòng. Đôi má phúng phính, trắng hồng, lúc cười lộ ra mấy cái răng sữa khiến ai nhìn cũng muốn nựng má. Đôi mắt đen to, linh động nhìn đông ngó tây khiến ai cũng phải bật cười. Bống đang độ tuổi tập đi, mỗi bước đi chập chững của em khiến mọi người trong nhà đều phải dõi theo. Tối nào bé cũng thích đi vòng quanh nhà, có lẽ Bống biết mọi người trong nhà đều dõi theo bước đi của mình nên quyết tâm đi thật tốt. Đang đi mỏi chân quá, em ngồi bệt xuống đất quay ra nhìn cả nhà cười hì hì vô cùng đáng yêu. Như bao đứa trẻ nhỏ khác, Bống rất thích chơi búp bê, em ấy có thể ngồi hàng giờ bên những con búp bê, nghiêm túc chơi, nghiêm túc bế và ru em búp bê ngủ như thể đó là em của mình. Bống rất ngoan, mẹ dặn Bống khi chơi xong thì phải xếp đồ chơi gọn gàng vào rổ đồ chơi, em đều nhớ và làm theo. Trong nhà, Bống quấn mẹ nhất, chỉ ở bên cạnh những người thân trong gia đình, em mới tỏ vẻ nũng nịu, phụng phịu đáng yêu. Khi ở cạnh những khác em cũng không hề khóc, nhưng lại lộ ra vẻ tự lập hiếm có. Mỗi tối đi ngủ Bống đều phải có gấu bông nằm bên cạnh mới có thể ngủ ngon được. Em rất yêu Bống, lúc rảnh rỗi em chỉ muốn chơi và trông Bống để mẹ có thêm thời gian làm việc nhà.


    Câu 8

    Thay nhau đọc kêt quả bài làm của mình cho các bạn trong nhóm nghe

    Nghe các bạn nhận xét về bài của mình

    Xemloigiai.com

    VNEN Tiếng Việt lớp 5

    Giải sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 VNEN với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả chủ điểm, hoạt động và các trang

    VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 1

    VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 2

    Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em

    Chủ điểm: Cánh chim hoà bình

    Chủ điểm: Con người với thiên nhiên

    Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 1

    Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh

    Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người

    Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 1

    Chủ điểm: Người công dân

    Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình

    Chủ điểm: Nhớ nguồn

    Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2

    Chủ điểm: Nam và nữ

    Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai

    Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2

    Lớp 5 | Các môn học Lớp 5 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 5 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 5 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Tiếng Việt

    Ngữ Văn

    Đạo Đức

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Khoa Học

    Lịch Sử & Địa Lý