Đừng làm thay con mà hãy tặng cho con món quà "hỗ trợ"

Để xây dựng kĩ năng sống và tính tự lập cho con thì môi trường giáo dục nào là quan trọng nhất? Đó chính là môi trường giáo dục gia đình, là nhiệm vụ của các bậc cha mẹ, ông bà và người thân sẽ giúp trẻ xây dựng những kĩ năng đó. Tuy nhiên, để tìm ra phương pháp dạy đúng cách và giúp con phát triển trong tương lai thì không phải ông bố, bà mẹ nào cũng làm được.
Đừng làm thay con mà hãy tặng cho con món quà "hỗ trợ"

Làm thay con chính là hại con

Trẻ con lớn nhanh đến mức chẳng bao lâu thời kì “bảo hộ” và “chi phối” sẽ không còn cần thiết nữa. Nhưng với lí do chính đáng như “vì muốn bảo vệ con”, “vì muốn bảo ban đến nơi đến chốn để con ngoan ngoãn, giỏi giang”, “vì muốn trở thành người cha người mẹ tốt” nên cha mẹ thường quên đi việc con mình đã lớn, và kéo dài mãi việc “bảo hộ”, “chi phối” này.

Cha mẹ luôn mang tâm lí muốn “bảo vệ con”, “muốn nuôi dạy con tốt”, “muốn là cha mẹ tốt”... Thế nhưng, trên thực tế những hành động ấy lại tước đoạt sự tự do, ngắt đi hạt mầm mới nhú giúp trẻ tự lập. Chính việc không công nhận “trẻ có thể làm được”, rồi làm mọi việc thay trẻ đã ngăn cản sự tự lập của trẻ. Những đứa trẻ lớn lên trong suy nghĩ “nó chưa biết làm gì” của cha mẹ sẽ bị tổn thương.

Vì sao? Vì trong sự bao bọc của cha mẹ, trẻ sẽ mãi là một đứa trẻ “không biết làm gì”.

Chính tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ nếu cứ duy trì cả khi con đã lớn là nguyên nhân tạo nên những đứa trẻ mãi “không biết làm gì”. Cho nên khi con mỗi ngày mỗi lớn thì cha mẹ cũng phải trưởng thành hơn, phải thay đổi cách tiếp cận của mình với con. Vậy cha mẹ phải làm thế nào thì tốt nhất cho con?

Đề trẻ có kĩ năng sống thì cha mẹ không nên đóng mãi vai trò là người “bảo hộ” của trẻ khi trẻ đã lớn. Thay vào đó, cha mẹ nên thế hiện vai trò là người hỗ trợ để trẻ “có thế làm được mọi thứ”. Cuộc đời của một đứa trẻ lớn lên mà bị coi như là đứa trẻ “không biết làm gì”, với một đứa trẻ được coi là đứa “không biết làm gì”, với một đứa trẻ được coi là đứa trẻ “làm được mọi thứ” sẽ có sự khác nhau rất lớn.

Đừng làm thay con mà hãy tặng cho con món quà "hỗ trợ"

Khi dịch sang tiếng Anh “hỗ trợ” sẽ có nghĩa là “HELP” và “SUPPORT”, nhưng trên thực tế hai từ này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. “HELP” là hành vi người khác sẽ làm thay toàn bộ giống với “người bảo hộ” khi ai đó “không được việc”. Ngược lạ, “SUPPORT” là hành vi trợ giúp cho những “người được việc”, sẽ chỉ dừng lại ở mức quan sát người đó làm, hỗ trợ khi cần thiết đế giúp người đó tiến bộ lên. Chính vì thế cha mẹ hãy đóng vai trò SUPPORT (hỗ trợ) trong bước đường con đi.

Cha mẹ hãy tặng con món quà "hỗ trợ"

Vậy làm thể nào đạy con câu cá? Trong vai trò của người viện trợ thì việc câu cá hộ sẽ dễ hơn dạy một người chưa biết cách câu, bởi việc dạy đòi hỏi sự nhẫn nại của cả người dạy và người được dạy. Tuy nhiên, nếu thành công thì người được dạy có thể tự câu được cá và không cần đến người viện trợ nữa.

Nếu các bậc cha mẹ cứ làm hết mọi việc thay trẻ vì nghĩ trẻ là chưa biết gì, thì dù trẻ có lớn thế nào trẻ vẫn phải cần đến cha mẹ. Nếu suy nghi trẻ có thể làm được mọi thứ và luôn hỗ trợ, ủng hộ trẻ thì trẻ sẽ trở thành những người biết cách tự lập, tự tin, tự chủ ở bản thân, biết mình cần phải sống như thế nào, khóng bao giờ dựa dấm vào bất kỳ ai khác.

Hai từ “tự lập” có ý nghĩa gì? Tự lập là tự mình có thể sống bằng chính khả năng của mình mà không cần dựa vào người khác, là khi bản thân không thể giải quyết được mọi chuyện thì sẽ biết tự tìm người trợ giúp.

Trên thực tế dù chỉ là trẻ sơ sinh thì nội tại trẻ đã tồn tại những hạt mầm trí tuệ và bản năng cần thiết để trẻ có thế tự lập và sinh tồn. Nếu cha mẹ không cản trở thì những hạt mầm ấy sẽ mọc lên tươi tốt.

Đừng làm thay con mà hãy tặng cho con món quà "hỗ trợ"

Trẻ luôn mang trong mình sự tò mò, ham học hỏi và muốn tự mình làm mọi thứ. Khi trẻ được 1 tuối rưỡi thì lúc nào trẻ cũng muốn tự cầm thìa xúc cơm, tự cầm cốc uống nước, dù chưa thế nào làm thành thạo. Nếu cha mẹ hay người lớn định
làm thay thì trẻ nhất quyết không chịu và muốn tự mình làm. Vì thế, mọi đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh bình thường đều là những trẻ luôn có tinh thần cầu tiến và ham học hỏi. Dẫu biểu hiện ở mỗi trẻ có mỗi khác thì sự ham học hỏi và trí tò mò ở trẻ vẫn được hình thành một cách tự nhiên, giúp trẻ tự lập để sinh tồn.

Khi còn là học sinh tiều học, tôi có một môn học ghi nhật kí quan sát quá trình trồng cây hoa bìm bìm, từ khi gieo hạt, nảy mầm, lớn lên, ra hoa, đến khi cây ra quả, thu hoạch hạt để làm giống cho vụ sau. Tôi gieo hạt vào chậu và đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời thích hợp nhất, tôi tưới nước cho cây mỗi ngày và cây mọc lên rất đẹp. Bởi tất cả những gì cần thiết cho cây bìm bìm mọc đều ẩn chứa trong hạt mầm, còn việc tôi cần làm chỉ là điều chỉnh môi trường thích hợp cho cây mà thôi.

Vậy thì con người lớn lên cũng vậy. Qua thời gian, trẻ sẽ tự mình phát hiện và nhận biết được mọi thứ. Để giúp trẻ có thể tự học hỏi và sinh tồn, cha mẹ chỉ cần điều chỉnh môi trường cho phù hợp với trẻ, trẻ sẽ tự biết cách làm cho những hạt mầm trí tuệ đang ấp ủ trong mình lớn lên. Hỗ trợ (SUPPORT) không phải là bảo trẻ “hãy làm cái này”, “hay làm cái kia”, hay luôn miệng chỉ thị trẻ phải làm gì. Để giúp trẻ tự mình phát hiện, tự mình học hỏi thì cha mẹ không nên cản trở quá trình đó của trẻ mà hãy đề trẻ tự quyết định cuộc đời của mình.

  1. Cách bố mẹ dạy con yêu đọc sách ngay từ khi còn nhỏ
  2. Những nhu cầu của trẻ mà phụ huynh cần và nên đáp ứng
  3. Bí quyết giúp trẻ ăn vui vẻ và ngon miệng mỗi ngày

Con yêu

Những sai lầm bố mẹ tuyệt đối nên tránh khi cho con ngủ

Những sai lầm bố mẹ tuyệt đối nên tránh khi cho con ngủ

Hầu hết các em bé từ sau 3 - 4 tháng tuổi đều có...
24/06/2021
Bố mẹ đừng nói những câu này tránh gây hiểu lầm và tổn thương con

Bố mẹ đừng nói những câu này tránh gây hiểu lầm và tổn thương con

Bố mẹ có biết, trong quá trình dạy con, chỉ một...
11/10/2020
Giúp trẻ mở lòng bằng cách trò chuyện, tâm sự cùng con

Giúp trẻ mở lòng bằng cách trò chuyện, tâm sự cùng con

Nhiều phụ huynh lại có ý nghĩ con còn nhỏ...
26/04/2020
Bố mẹ hãy đối xử với con bằng chính cá tính của con

Bố mẹ hãy đối xử với con bằng chính cá tính của con

Cha mẹ hiểu được bao nhiêu phần trăm về con cái...
01/09/2021
Đừng làm thay con mà hãy tặng cho con món quà "hỗ trợ"

Đừng làm thay con mà hãy tặng cho con món quà "hỗ trợ"

Để xây dựng kĩ năng sống và tính tự lập cho con...
17/05/2021
Bí kíp giúp trẻ thể tập trung cao độ hơn trong học tập

Bí kíp giúp trẻ thể tập trung cao độ hơn trong học tập

Không tập trung trong giờ học là hiện tượng bình...
11/07/2021
STT Con hãy cứ bước, phía sau đã có mẹ cha dõi theo

STT Con hãy cứ bước, phía sau đã có mẹ cha dõi theo

Con dù lớn, vẫn là con của mẹ cha. Vì thế mà mỗi...
27/04/2020
Những status mang tâm sự bố dành cho con về cuộc sống gia đình

Những status mang tâm sự bố dành cho con về cuộc sống gia đình

Nếu người mẹ là hiện thân của bàn tay xây tổ ấm,...
11/08/2016
Cha mẹ - những giáo viên tuyệt vời có liên quan mật thiết đến sự phát triển của con

Cha mẹ - những giáo viên tuyệt vời có liên quan mật thiết đến sự phát triển của con

Sự phát triển của mỗi người trong cuộc sống phụ...
11/08/2020
Cách giúp trẻ luôn "chén sạch" bát cơm của mình trong mỗi bữa ăn

Cách giúp trẻ luôn "chén sạch" bát cơm của mình trong mỗi bữa ăn

Trẻ bỏ thừa cơm sau mỗi bữa ăn là điều diễn ra...
09/11/2020
Bố mẹ tuyệt đối đừng bảo: "Con học bài đi, việc khác con không phải làm"

Bố mẹ tuyệt đối đừng bảo: "Con học bài đi, việc khác con không phải làm"

“Được giáo dục quá nhiều hoặc quá ít đều là sự...
27/08/2021
Bố mẹ à! Yêu con không có nghĩa là bao bọc con quá kĩ

Bố mẹ à! Yêu con không có nghĩa là bao bọc con quá kĩ

Đặc điểm giáo dục này của bố mẹ là quá bảo vệ con...
18/04/2021
Kinh nghiệm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mỗi ngày

Kinh nghiệm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mỗi ngày

Đừng bắt trẻ ăn hết phần ăn mà bạn muốn, trẻ sẽ...
18/07/2021
Bố mẹ dạy con gái: Khí chất quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài

Bố mẹ dạy con gái: Khí chất quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài

Đẹp là nhu cầu căn bản trong lòng mỗi ngư&i...
12/07/2021