Hãy sống theo tư duy của người làm chủ thay vì tư duy người làm thuê
1. Tập trung đóng góp thay vì đoạt được quyền hành
Nếu để ý đến cuộc sống hiện tại của bạn, bạn sẽ thấy có lúc mình cũng mang tư duy quyền lực, khi bạn tin rằng chỉ bằng việc hít vào thở ra, bạn có thể có được những phần thưởng và lợi ích mà không cần đến đóng góp và thành quả của những đóng góp ấy.
Lấy đóng góp làm trọng tâm cuộc sống có nghĩa là bạn quan tâm đến những gì mà bạn có thể đóng góp cho bất cứ ai, trong bất kỳ tình huống nào mà bỏ qua tất cả những cảm giác bị ép buộc, nghĩa vụ trong đầu của bạn. Đó là triết lý “cho đi, cho đi và cho đi”.
2. Tập trung vào hiệu quả thay vì kết quả
Những người có tư duy làm chủ tập trung không mệt mỏi để đạt được những thành quả đặc biệt mà họ muốn tạo ra trong cuộc sống và chỉ làm những việc liên quan trực tiếp đến chúng. Họ loại bỏ hết những thứ tào lao không mang lại hiệu quả.
Trái lại, những người có tư duy làm thuê cảm thấy hài lòng khi chỉ cần làm việc chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ hơn nữa mà không quan tâm liệu tất cả nỗ lực của mình có trực tiếp tạo ra những hiệu quả cụ thể mà mình mong muốn hay không.
3. Phân loại công việc theo nhu cầu đối lập với yêu cầu
Nếu bạn tìm kiếm và quan tâm đến nhu cầu trong một tình huống thay vì yêu cầu của sếp, đồng nghiệp hay khách hàng, bạn sẽ luôn là người đầu tiên được đề bạt, người đầu tiên giành được vụ làm ăn/dự án mới và là người cuối cùng bị sa thải. Loại bỏ thói quen làm theo yêu cầu, bạn sẽ càng thành công.
4. Hướng đến các quyết định lớn lao, thậm chí vượt quyền
Những người thành công không chờ ai đó bảo họ phải thành công, họ không đợi ai đó bắt họ phải ra những quyết định và gây ảnh hưởng lớn lao trong cuộc sống.
Những người có tư duy làm thuê không muốn chịu trách nhiệm với các quyết định sai lầm của mình, vì thế họ né tránh trách nhiệm ra quyết định. Đó là một phần của hành động bảo vệ công việc.
Nhưng họ không hiểu rằng, cách ứng xử này đi ngược lại mục đích đảm bảo công việc tương lai của họ. Bởi họ không thực sự ra bất cứ quyết định nào, có nghĩa là họ chẳng mang lại ảnh hưởng gì. Họ sẽ là người đầu tiên phải ra đi khi cấp trên cân nhắc cắt giảm biên chế.
5. Làm việc vượt ra khỏi quyền hạn - Đừng làm việc để bảo vệ vị trí hiện tại
Điều gì ngăn cản bạn không thể tiến thêm bước nữa trong nấc thang sự nghiệp? Đó là vì bạn bám quá chắc vào nấc thang hiện tại như thể đó là điểm tựa duy nhất cho cuộc sống của bạn.
Làm sao bạn có thể trở thành lãnh đạo hay sếp? Hãy bắt đầu bằng việc khiến mình không còn phù hợp với vai trò hiện tại và tìm cách nắm giữ vị trí cao hơn, và cứ tiếp tục như thế.
Thực sự, một ai đó liên tục khiến bản thân “không cần thiết” và “thừa” ở những công việc cấp thấp trong tổ chức, bằng cách tuyển dụng tốt, thuê ngoài, ủy quyền, tự động hóa, hệ thống hóa,... và tìm kiếm các vị trí cấp cao hơn, chính là người không thể thiếu trong tổ chức của bạn.
6. Nhìn nhận vấn đề đơn giản và thiết thực chứ đừng quá nặng nề
Một khía cạnh quan trọng của tư duy kinh doanh đó là quan sát thế giới xung quanh bạn với lăng kính rộng hơn. Những người có tư duy làm chủ nhìn ra thế giới với sự linh hoạt, mềm mỏng và đa dạng. Họ biết cách “uốn cong” thực tế hiện tại theo ý họ.
Trái lại, những người có tư duy làm thuê, nhìn ra và thấy thế giới đầy rẫy quy tắc, thứ bậc, quy định. Họ răm rắp làm theo quy trình với hy vọng nếu họ làm theo những gì được yêu cầu, mọi chuyện sẽ ổn.